Biện pháp đối phó từ Đồng Minh và Liên Xô Panther

Từ quân đội Liên Xô

T-34-85-đối thủ được đánh giá là ngang bằng với Panther ở một số tiêu chí trong khi giá thành rẻ hơn đáng kể

Xe tăng có một vai trò quan trọng sống còn đối với quân đội Đức Quốc xãLiên Xô tại mặt trận phía Đông, vì thế nên một cuộc thi đấu vũ trang đã diễn ra tại đây và cả hai bên đều cố gắng tung ra những loại xe tăng mới có hỏa lực/bọc giáp tốt nhất có thể. Tiger I và Panther chính là câu trả lời từ Đức dành cho hai loại tăng T-34/KV-1 của Liên Xô vào năm 1941. Quân đội Liên Xô đã bắt được một chiếc Tiger-I vào tháng 4 năm 1943 để thử nghiệm; kết quả thử nghiệm cho thấy pháo chính 76 mm của T-34 không thể nào xuyên thủng được giáp trước của Tiger-I, và chỉ xuyên được giáp hông ở khoảng cách gần (dưới 500 mét). Một khẩu pháo 85 mm phòng không của Liên Xô với tên gọi 52-K có vẻ hữu dụng trong việc xuyên thủng giáp trước của Tiger I và thế là ngay lập tức pháo 52-K 85 mm được chọn làm pháo chính cho T-34 cải tiến (T-34-85). Quân đội Liên Xô đã hoàn thành việc thử nghiệm thay lắp pháo cho T-34 trước chiến dịch Kursk nhằm chuẩn bị đối phó với tăng Panther mới của Đức Quốc xã.[99][100] Tuy nhiên loại T-34 cải tiến này chưa kịp đưa vào sản xuất hàng loạt khi trận Kursk diễn ra, và T-34 của Liên Xô trong trận này vẫn là phiên bản mang pháo 76mm.

Kết quả trận Kursk cho thấy quân Liên Xô cần phải thiết kế một loại tăng có sức chiến đấu mạnh mẽ hơn T-34. Sau một quá trình phát triển đều đặn, cuối cùng T-34-85 đã chính thức hoạt động vào tháng 3 năm 1944, nó được trang bị pháo 85mm và vỏ giáp tốt hơn phiên bản T-34 cũ. So về vỏ giáp trước, mẫu T-34-85 (nặng 32 tấn) vẫn kém hơn so với Panther (nặng 45 tấn)[101], khả năng xuyên giáp của pháo 75mm L/70 của Panther cũng tốt hơn. Qua báo cáo của Đức ngày 5 tháng 10 năm 1944, cho thấy ở góc bắn 30 độ, Panther có thể xuyên thủng giáp trước thân xe của T-34-85 ở cự ly 300 m, xuyên được khiên tháp pháo ở 1.200 m và mặt trước tháp pháo ở 2.000 mét. Trong khi đó, T-34-85 chỉ có thể xuyên thủng phía trước tháp pháo của Panther từ khoảng cách 500 m. Nếu bắn vào giáp sườn thì cả hai loại tăng đều có thể xuyên thủng giáp của nhau từ một khoảng khá xa, tới trên 2.000 mét.[102]

Tuy nhiên, pháo 85mm của T-34-85 có thể chống bộ binh và công sự tốt hơn so với pháo 75mm của Panther. Mặc dù T-34-85 nếu đem đánh trực diện ở cự ly xa thì không bằng Panther, nhưng nếu đánh ở cự ly gần thì T-34-85 có ưu thế hơn nhờ vỏ giáp hông xe dày hơn và độ linh hoạt cao hơn, và chỉ cần thêm một chút thời gian phát triển nữa thì T-34-85 sẽ trở thành T-44, nó có thể trở thành đối thủ ngang bằng với Panther ngay cả khi đánh trực diện. Một số loại pháo tự hành mới dựa trên khung tăng T-34 như SU-85SU-100 cũng được thiết kế nhằm đối phó với các kiểu xe tăng và pháo tự hành mạnh mẽ của Đức Quốc xã.

Xe tăng IS-2 Model 1944 có thể đánh bại Panther trong những trận đấu tầm xa

Trong một trận đánh tình cờ vào tháng 8 năm 1943 đã cho thấy lựu pháo A-19 122 mm có thể xuyên thủng giáp của tất cả các loại tăng mà Đức Quốc xã đang sử dụng. Ngay lập tức, dự án phát triển xe tăng hạng nặng IS-2 (được trang bị pháo A-19 122 mm) vào năm 1943 được phát động. Một cuộc thử nghiệm của quân đội Xô Viết cho thấy chỉ cần một phát đạn của IS-2 là giáp của Panther sẽ bị vỡ tung từ đằng trước ra đằng sau. Tuy nhiên, khi quân đội Đức thử nghiệm thì lại cho rằng pháo 122 mm của quân đội Liên Xô không thể xuyên thủng đĩa giáp của Panther (nếu bắn nghiêng góc 30 độ), nhưng có thể xuyên thủng phần trước của tháp pháo/khiên đỡ từ khoảng cách 1.500 m. Pháo chính 75 mm của Panther thì chỉ có thể xuyên thủng giáp trước tháp pháo của IS-2 từ khoảng cách 800 m và giáp trước thân xe ở khoảng cách 600 m. Tuy vậy từ năm 1944, việc thiếu quặng khiến người Đức chuyển sang sử dụng thép có hàm lượng các-bon cao và ni-ken, khiến vỏ giáp xe tăng Đức trở nên giòn hơn, một viên đạn xuyên giáp BR-471 APHE của IS-2 từ khoảng cách 2.500 mét cũng có thể gây sát thương cho Panther kể cả khi bắn vào giáp trước. Về phần giáp sườn, Panther có thể bị pháo của IS-2 xuyên thủng ở cự ly tới 3.500 mét[102].

Tuy nhiên, loại đạn nổ - công phá cỡ nòng 122mm mới là ưu thế chính của IS-2, với khả năng phá hủy và sát thương lớn. Viên đạn nổ phá 122mm của IS-2 nặng tới 25 kg, trong đó chứa lượng chất nổ nặng tới 3,8 kg, khi nổ sẽ tạo sức công phá rất mạnh. Khi bị trúng loại đạn này, vỏ giáp Panther sẽ bị nứt nghiêm trọng hoặc vỡ từng mảng, các thiết bị mỏng manh như kính ngắm, điện đài... sẽ bị hỏng, và tổ lái trong xe cũng sẽ chết hoặc trọng thương vì chấn động của vụ nổ. Một điểm quan trọng khác là sức mạnh của đạn nổ - công phá chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ chứa bên trong đạn, nó không bị suy giảm sức sát thương theo cự ly bắn như đạn xuyên giáp động năng. Do đó, loại đạn này có thể hạ gục hiệu quả Panther từ cự ly tới 3.000 mét, vượt xa cự ly mà xe tăng Đức có thể bắn hạ được IS-2.

Nếu so sánh hai loại tăng có kích cỡ và trọng lượng khá tương đương nhau như thế này, ta có thể nhận thấy chúng có những điểm yếu và mạnh riêng biệt. IS-2 có vỏ giáp tốt hơn Panther, hỏa lực của mỗi phát bắn mạnh hơn bởi dùng pháo có cỡ nòng lớn, nếu đánh trực diện thì IS-2 có thể tiêu diệt Panther từ cự ly mà đối thủ không thể đáp trả (Tài liệu hướng dẫn chiến thuật của Đức đã khuyến cáo các tổ lái Panther cần phải đợi IS-2 tiến vào cự ly dưới 600 mét để đảm bảo phát bắn có thể xuyên được giáp trước IS-2[103]) Ngược lại, Panther có lượng đạn dự trữ nhiều hơn và có tốc độ di chuyển cao hơn IS-2 (IS là loại xe tăng hạng nặng đánh đổi tốc độ để có vỏ giáp dày), điểm yếu lớn nhất của IS-2 đó chính là tốc độ di chuyển của nó; vì phải mang theo pháo A-19 nên tốc độ của IS khá chậm (2-3 phát/phút), và đây chính là điểm yếu dễ thấy nhất để Panther khai thác.[104][105]

Pháo tự hành diệt tăng SU-100

Ngoài IS-2, Hồng quân cũng đưa vào trang bị ba loại pháo tự hành có thể tiêu diệt Panther một cách hiệu quả là SU-100, ISU-122ISU-152. SU-100 là một trong những pháo tự hành chống tăng tốt nhất của thế chiến thứ hai. Pháo chính 100mm khi dùng đạn BR-412B APBC có thể xuyên thủng vỏ giáp dày 85mm nghiêng 55 độ của xe tăng Panther ở khoảng cách 1,5 km, hoặc xuyên được giáp trước tháp pháo Panther ở cự ly tới 2 km. Việc này có nghĩa là SU-100 có thể dễ dàng tiêu diệt Panther ở cự ly chiến đấu thông thường, điều này khiến nó có biệt danh "Pizdets vsemu", tạm dịch là "sự kết thúc của mọi thứ"[106].

Loại pháo tự hành ISU-152 lại có thể hạ Panther bằng cách dùng sức nổ mạnh để xé nát vỏ giáp xe tăng địch. Loại đạn nổ 152mm nặng tới 48 kg có sức nổ đủ mạnh để đập vỡ các tấm giáp hoặc thổi bay tháp pháo của một chiếc xe tăng Con báo. Đôi khi "nạn nhân" không bị phá hủy hoàn toàn và có thể được sửa chữa lại, tuy nhiên sức nổ kinh hồn của viên đạn đủ để gây ra hư hại đáng kể cho kết cấu bên trong của xe và gây ra thương vong cho tổ lái bởi sóng xung kích của vụ nổ, các mảnh vỡ của vỏ giáp bắn vào trong xe và sự rò rỉ nhiên liệu trong các khoang chứa gây ra các đám cháy bên trong. Khi trúng phải 1 phát đạn của ISU-152, hiếm có tổ lái xe tăng Đức nào có thể sống sót hoặc không bị thương nặng. Lính xe tăng Liên Xô Dmitri Loza kể lại:

Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội ISU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc... Bọn Đức phản công bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc ISU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. Và, chúng gặp nhau trên đường. Chiếc ISU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét.

Từ quân đội Anh và Mỹ

Sherman Firefly có thể bắn hạ Panther nếu sử dụng loại đạn APDS mới được phát minh[107][108]

Mặc dù lực lượng Đồng Minh biết được Đức Quốc xã đã tung ra một loại tăng mới mạnh mẽ và đầy uy lực nhưng trong thực tế thì Panther chưa bao giờ tham chiến với quân Đồng Minh cho đến tận năm 1944 tại Anzio, Ý (tại đây số lượng Panther rất ít). Từ đó cho đến tận chiến dịch đổ bộ Normandy, Panther mới bắt đầu tham chiến với số lượng lớn (theo như phán đoán của quân Đồng Minh thì số lượng xe tăng Panther tác chiến sẽ không nhiều).

Trước chiến dịch Normandy, một bộ phận quân Mỹ đã biết được dây chuyền sản xuất Panther và phán đoán số lượng tác chiến khoảng 270 chiếc (về sau, bộ trưởng Quân sự và khí tài Albert Speer tuyên bố con số này là 276 chiếc) tính đến tháng 2 năm 1944, tức là lớn hơn nhiều so với trước đây đã dự đoán[109]. Vì phán đoán sai lệch nên quân Đồng Minh vẫn tưởng rằng số tăng Đức tham chiến ở đây chỉ hoàn toàn là Panzer IV và một số lượng nhỏ Panther, nhưng không ngờ, số lượng Panther lại chiếm đến hơn 38% tổng số tăng tham chiến. Loại tăng mà quân Mỹ sử dụng hiện tại là M4 Sherman không thể xuyên thủng giáp trước của Panther bằng pháo chính 75 mm.

Người Anh vốn có lực lượng tình báo chuyên nghiệp nên đã biết trước toàn bộ thông số kỹ thuật, điểm yếu-mạnh của Panther do đó quân Anh đã kịp thời ứng phó bằng cách thay thế pháo chính 75 mm hiện tại của M4 bằng pháo 17 pounder (vốn cho kết quả chiến đấu rất xuất sắc) và cho ra phiên bản Sherman Firefly. Ngoài ra quân Anh còn củng cố thêm 200 tăng Challenger với pháo chính 17 pounder. Trong trận Normandy số tăng này đã tỏ ra hữu dụng khi đối đầu với Panzer IV và Panther, tỉ lệ thiệt hại giảm rõ rệt khiến cho chỉ huy quân đội Anh tăng số Sherman Firefly lên chiếm một nửa số Sherman mà quân đội Anh sở hữu. Tăng Comet với vũ khí chính cũng là pháo 17 pounder cũng thay thế cho một số đơn vị chiến đấu M4 75 mm. Khi đối đầu với Panther bằng đạn APCBC thì Sherman Firefly tỏ ra yếu thế hơn nhưng khi sử dụng đạn APDS thì Sherman Firefly vẫn có thể bắn xuyên được giáp trước Panther một cách dễ dàng.[110] Tuy nhiên, loại đạn APDS của Sherman Firefly lại bị than phiền vì độ chính xác thấp (tỷ lệ bắn trúng ở cự ly 500 mét chỉ đạt gần 34,2%, ở cự ly 910 mét thì tỷ lệ này sụt còn 14,9% và ở cự ly 1.350 mét thì chỉ còn 7,1%), do đó ở cự ly trên 500 mét thì Sherman Firefly vẫn tỏ ra yếu thế hơn Panther.

Theo như học thuyết quân sự của người Mỹ, đứng đầu là tướng Lesley McNair - bản thân là một người vận chuyển pháo - cho rằng xe tăng nên di chuyển cùng với bộ binh, tận dụng những cơ hội cần thiết để dụ xe tăng quân địch đối đầu với lực lượng pháo tự hành chống tăng (là một hỗn hợp nhiều loại xe bọc thép như: PTHCT M10, PTHCT 76 mm M18 Hellcat và PTHCT 90 mm M36). Học thuyết này dẫn đến việc nâng cấp lại tăng M4 Sherman - hiện là loại tăng có thể đối đầu với đa số các tăng Đức như Panzer IIIIV - tại các chiến trường Ý và Bắc Phi. Để đối đầu lại quân Liên Xô, quân đội Đức đã nâng cấp pháo 7.5 cm KwK 40, quân đội Mỹ cũng có phương án tác chiến ngược lại bằng cách nâng cấp pháo 76 mm cho tăng M4 Sherman vào tháng 4 năm 1944. Học thuyết này cũng ngăn cản thêm việc thiết kế xe tăng hạng nặng M26 Pershing. Lesley McNair lý giải rằng việc này nhằm đề ra tiêu chuẩn chọn lựa xe tăng trên con đường di chuyển đến Châu Âu dài hơn 3.000 dặm, theo đó xe tăng không nên quá nặng để giảm bớt chi phí vận chuyển[111]

M26 Pershing, loại xe duy nhất của Mỹ có khả năng hạ gục Panther, nhưng chỉ có một số lượng rất nhỏ tham chiến

Sau một thời gian tác chiến với quân Đức, quân đội Mỹ phát hiện ra là pháo 75 mm của họ không thể nào xuyên thủng giáp trước của Panther được, nhưng có thể xuyên thủng được nhiều phần khác của Panther từ khoảng cách 400 m-2.600 m. Pháo 76 mm cũng không thể xuyên thủng được giáp trước của Panther, nhưng có thể xuyên được phần khiên tháp pháo ở khoảng cách rất gần[112]. Vào tháng 8 năm 1944, đạn HVAP 76 mm được trang bị cho lực lượng thiết giáp của quân Mỹ nhằm cải thiện tình hình chiến đấu. Vì đạn này có lõi vonfram nên vẫn không thể xuyên thủng giáp trước của Panther nhưng có thể thổi tung khiên tháp pháo của nó ở khoảng cách 730–910 m, thay vì khoảng cách 91.44 m khi sử dụng đạn bình thường. Tuy nhiên vì vấn đề hạn chế trong sản xuất đã dẫn đến thiếu hụt lượng vonfram cung cấp, mỗi xe tăng chỉ có một số ít đạn này và thậm chí một vài đơn vị đã không bao giờ được cấp.[113]

Pháo tự hành chống tăng M36 90 mm được giới thiệu vào tháng 9 năm 1944, tuy nhiên đạn 90 mm của nó vẫn tỏ ra khó khăn khi xuyên giáp Panther cho đến khi được trang bị đạn lõi vonfram, nó có thể xuyên thủng giáp trước của Panther từ một khoảng cách nhất định.[114]

Trong trận Bulge, số tăng Mỹ bị thiệt hại khá lớn do phải đối đầu với lực lượng tăng Panther với lớp giáp dày và hỏa lực mạnh. Theo như yêu cầu của tướng Eisenhower, tăng Sherman được trang bị pháo chính mới 76 mm để đối đầu với tăng Đức cho đến cuối cuộc chiến. Số tăng M26 Pershing triển khai muộn vào tháng 2 năm 1945[115] đã làm cho quân Mỹ không có bất cứ phương tiện thiết giáp nào đủ hữu hiệu để chống quân Đức. Một đoạn phim do quân Mỹ quay được tại Cologne đã diễn tả một chiếc M26 bắn nát chiếc Panther sau khi nó đã hạ gục được 2 chiếc M4 Sherman.[116]

Việc sản xuất Panther và các loại tăng khác của Đức dừng lại sau tháng 1 năm 1945 và 8 trung đoàn ở mặt trận phía Tây được chuyển về mặt trận phía Đông vào tháng 2 năm 1945. Việc Panther di chuyển sang mặt trận phía Đông đã tạo điều kiện cho quân đội Đồng Minh chi phối quân Đức và chiếm lại lãnh thổ. Dù vậy quá trình này vẫn diễn ra hết sức căng go, quân Đức còn rất nhiều phương tiện chống tăng hữu hiệu như pháo phòng không Flak 88 mm, bazooka 88 mm Panzerschreck, PTHCT 7.5 cm Pak 40, Marder I-II-III , StuG III, StuG IV, và Jagdpanzer, các vũ khí trên góp phần làm chậm bước tiến đến Berlin và gây thêm thiệt hại cho quân Đồng Minh. Một bản báo cáo vào ngày 15 tháng 3 năm 1945 cho thấy trong số 117 chiếc Panther còn lại ở mặt trận phía Tây, chỉ có 49 chiếc hoạt động.[117]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...